Khám Phá Thú Vị Của Đế Giày
Giày, dép là những phụ kiện thường được sử dụng hàng ngày, mỗi đôi giày sẽ có kiểu dáng khác nhau tương ứng với mỗi loại đế giày khác nhau. Có bao giờ bạn thắc mắc liệu rằng đế giày hay dép mình đang mang có tác dụng và nguồn gốc như thế nào?
Cùng Đông Hải khám phá nào!
Nội dung bài viết
I. Lịch sử của đế giày
Đế giày là phần dưới cùng của đôi giày tiếp xúc với mặt đất. Đế giày được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như da, cao su với nhiều kiểu dáng để tăng tính thẩm mĩ và phù hợp với mục đích sử dụng của người mang.
Đôi giày đầu tiên được làm từ chất liệu tự nhiên và có đế giày khá mỏng. Những người Mỹ bản địa đã chế tác thủ công những đế giày Moccasin làm từ da động vật. Đến thời trung đại, đế giày được làm từ chất liệu cứng hơn như từ da hay đay được bện lại. Từ những năm 1600s, những người thợ làm giày thủ công đã phát triển kỹ thuật mới may đế vào giày, kỹ thuật này sau đó được ứng dụng trong việc sản xuất giày da cho đến ngày nay.
Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp đánh dấu bước chuyển đổi mạnh trong việc chế tác đế giày, đế da được khâu chắc chắn vào giày, tiến trình này mất nhiều thời gian bởi vì chất liệu da khá cứng và dẻo. Cuối những năm 1800s, công nghiệp giày đã được chuyên môn hoá và ít tốn thời gian hơn.
II. 8 loại đế giày phổ biến
Mỗi loại đế giày sẽ có những mục đích sử dụng khác nhau, tuy nhiên công dụng chính của đế giày là tăng độ bám chống trượt, bảo vệ đôi chân cho người mang. Ngoài ra, sự phát triển của ngành giày giúp cho những mẫu đế giày trở nên đẹp và thẩm mỹ hơn. Đây là 8 loại đế giày phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tác giày.
1. Đế Commando
Đế Commando là kiểu đế cao su cổ điển dành cho đi bộ đường dài. Đế Commando thường có những dấu lồi dày đặc trưng hình dấu cộng, có độ bám rất tốt trước mọi thời tiết và bề măt đường tiếp xúc, do đó đế commando thường to và nặng hơn bình thường.
2. Đế Christy Wedge
Đế Christy Wedge đặc trưng bởi những đường rãnh sâu nên có ưu điểm tăng độ bám đường và chống trượt khá tốt, một ưu điểm phải kể đến là đế có độ cao nhưng trọng lượng nhẹ vừa giúp tăng chiều cao vừa mang lại cảm giác thoải mái cho người mang.
3. Đế Dainite
Đế Dainite là loại đế có cùng nguồn gốc với dòng đế Commando, nhưng được trau chuốt tỉ mỉ hơn. Đế được làm từ cao su có thiết kế đinh tán nổi độc đáo được biết đến đầu tiên ở Anh.
4. Đế Cork Nitrile
Đế Cork nitrile được sản xuất từ hỗn hợp bột gỗ của vỏ cây sồi và cao su, nhờ đó đế cork nitrile nhẹ hơn đế cao su thông thường nhưng vẫn giữ được độ bền như đế cao su.
5. Đế Crepe
Đế crepe là loại đế có nguồn nguyên vật liệu khá đăc biệt khi được làm từ loại cao su lấy trực tiếp từ nguồn mũ trên cây cao su được cô đặc tại chỗ. Đó là cách đầu tiên người ta đã tạo ra đế crepe, ngày nay hầu như toàn bộ đế crepe đều được pha trộn. Đế crepe thường được nhận biết bằng màu vàng như sữa đặc, có kết cấu nhăn, hơi dính và khá nặng.
6. Đế Raw Cord
Đế raw cord được sáng chế ra trong thời kỳ chiến tranh Thế Giới thứ 2 khi cao su không đủ để sản xuất đế giày thì những người thợ làm giày đã làm tan chảy những vỏ xe ô tô cũ, hòa trộn chúng với những dây sợi kết cấu nylon để tạo gia tăng độ bền, cứng cho đế giày nhờ đó đế giày có khả năng chọi trước thời tiết khá tốt.
7. Đế Rubber
Đế rubber hay còn gọi là đế cao su rất đa dạng về kiểu thiết kế. Ưu điểm của đế cao su là giá thành rẻ và độ bám, chống trượt tốt trên bề mặt đường.
8. Đế da
Đế da là loại đế được sử dụng hầu hết cho các đôi giày tây cao cấp, nhưng hạn chế của đế da là khả năng chống thấm nước kém. Để tăng tính thẩm mỹ, độ bền cho phần đế giày, những nhà chế tác giày đã thêm phần cao su vào dưới phần đế da.
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.
Hệ thống cửa hàng Giày Đông Hải: https://shopdonghai.com/pages/showroom
CÁCH XỬ LÝ GIÀY DA BỊ MỐC ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ AI CŨNG CÓ THỂ LÀM